Pages

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

10 công cụ hổ trợ SEO miễn phí chuyên dùng


Những trợ thủ đắc lực cho “chủ web” trong việc phân tích và đánh giá website, và có thể giúp cải thiện thứ hạng website.

Theo các kết quả khảo sát, trên 60% truy xuất website thông qua các dịch vụ tìm kiếm (search engine) và trên 90% người dùng web chỉ xem trang kết quả tìm kiếm đầu tiên. Nếu website của bạn xuất hiện ở đầu danh sách kết quả thì sẽ có nhiều cơ hội được người dùng truy cập hơn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tối ưu website để các dịch vụ tìm kiếm dễ tìm thấy - được biết đến với thuật ngữ SEO (Search Engine Optimization). Nếu thực hiện đúng, SEO có thể giúp tăng cả số lượng người dùng và lượng truy cập website.

SEO là công việc cần nhiều công sức và thời gian. Mặc dù trên thị trường có những công cụ cao cấp và cao giá, nhưng cũng có những công cụ miễn phí có thể giúp bạn (những người chủ web - webmaster) tiết kiệm nhiều công sức.

1. Google Webmaster Tools google.com/webmasters





Google chuyên “cho không” những thứ đáng giá, Google Webmaster Tools là một trong số đó. Đây là dịch vụ trực tuyến (yêu cầu tài khoản) cung cấp những báo cáo chi tiết về “khả năng hiển thị” website của bạn trên Google, như tình trạng lập chỉ mục, những liên kết lỗi, các truy vấn dẫn đến site và nhiều tính năng giúp webmaster cải thiện khả năng tìm kiếm cho website như thiết lập robots.txt, sitemap (sơ đồ website)....

Thậm chí nó còn kiểm tra malware và tốc độ truy xuất website của bạn (nếu muốn kiểm tra và so sánh tốc độ của các website đối thủ, bạn có thể dùng một dịch vụ trực tuyến miễn phí khác: http://www.seomastering.com/site-speed-checker.php).

2. Google Analytics google.com/analytics




Thêm một công cụ khác của Google mà hầu như webmaster nào hiện nay cũng đều biết: Google Analytics (GA). GA là công cụ giám sát và phân tích website. GA yêu cầu hơi cao: nhúng một đoạn script vào các trang web của bạn - việc này chỉ có chủ web mới thực hiện được. Kết quả xứng đáng, GA cho những số liệu thống kê truy cập website, giúp bạn phân tích nhiều khía cạnh quan trọng về nội dung website và người dùng để có những chiến lược thích hợp.

Hai công cụ miễn phí của Google giúp bạn biết Goolge “nhìn” website của bạn như thế nào cũng như cách tiếp cận dịch vụ tìm kiếm số 1 này.

3. Yahoo! Site Explorer siteexplorer.search.yahoo.com





Việc tạo liên kết góp phần quan trọng cho việc cải thiện thứ hạng website. Hiện có một số công cụ phân tích liên kết như Link Diagnosis, BackLink Watch và Link Assistant. Nhưng có thể nói không công cụ nào làm tốt bằng Site Explorer của Yahoo!, nó không chỉ tìm ra các liên kết trỏ đến website của bạn mà còn sắp thứ tự theo mức độ quan trọng.

Ngoài phân tích liên kết, Site Explorer còn có tính năng giúp bạn làm SEO cho Yahoo! tương tự Webmaster Tools của Google (Bing cũng có công cụ tương tự).

Yahoo! Site Explorer mới có đối thủ cạnh tranh: công cụ Open Site Explorer (http://www.opensiteexplorer.org) vừa được SEOmoz tung ra hồi cuối tháng 1.

4. Microsoft IIS SEO Toolkit www.iis.net/expand/SEOToolkit




Đây là đồ nghề SEO hàng “khủng” của đại gia phần mềm Microsoft. Công cụ này hiện chỉ có thể cài đặt trên máy chủ web IIS 7, nhưng bạn có thể dùng nó phân tích từ xa website bất kỳ (không cần web server chạy trên IIS 7, có thể làm việc với cả web server Apache chạy trên Linux).

IIS SEO Toolkit gồm các thành phần Site Analysis, Robots Exclusion và Sitemaps and Site Indexes, cho phép bạn phân tích website chi tiết và đưa ra những đề nghị cùng công cụ chỉnh sửa robot và sitemap nhằm làm cho nội dung website “thân thiện” với các dịch vụ tìm kiếm.

5. AuditMyPC Sitemap Generator www.auditmypc.com/xml-sitemap.asp



Để “leo” lên đầu danh sách kết quả tìm kiếm, website của bạn phải trở nên quen thuộc với các dịch vụ tìm kiếm như Google.

Một “chiêu” quan trọng để đạt được đìều này là tạo sitemap (có thể hiểu như bản đồ website) cho website của bạn và “khai báo” cho các dịch vụ tìm kiếm biết.

Hiện có nhiều công cụ tạo site map, trong số đó Sitemap Generator của AuditPC có lẽ là công cụ tốt nhất: nó là dịch vụ trực tuyến chạy trong trình duyệt (yêu cầu Java), không giới hạn số trang của website.

6. SEO Toolbar tools.seobook.com/seo-toolbar




Thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox cung cấp bộ đồ nghề SEO hoàn chỉnh trên một thanh công cụ, bao gồm các kiểm tra thứ hạng (Google PR, Alexa Rank), phân tích website và từ khoá, so sánh các website cạnh tranh và nhiều tính năng hữu ích khác.

Một công cụ khác tương tự dành cho người dùng trình duyệt Google Chrome: Site SEO Tools (chrome.google.com/extensions/detail/diahigjngdnkdgajdbpjdeomopbpkjjc).

Thư viện mở rộng cho Chrome này cho bạn thông tin tổng quát về SEO của website trong một cửa sổ.

7. Yahoo! YSlow developer.yahoo.com/yslow/





Đây là thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox dùng kết hợp với công cụ Firebug. YSlow phân tích trang web, thông tin về các thành phần trang web và đưa ra các khuyến nghị cải thiện tốc độ cũng như cung cấp các công cụ để phân tích tốc độ như Smush.it và JSLint.

8. Xenu Link Sleuth home.snafu.de/tilman/xenulink.html

Ứng dụng nhỏ gọn này chạy trên tất cả phiên bản Windows (môi trường desktop, không phải server), được thiết kế tốt và dễ dùng; nó có khả năng phát hiện nhanh chóng các liên kết hỏng (dẫn đến lỗi 404) trên website của bạn và cung cấp nhiều thông tin khác giúp bạn dễ làm SEO.



9. SocialMention socialmention.com

Dịch vụ trực tuyến này dò tìm trên các trang blog, tiểu blog, diễn đàn, hỏi-đáp, mạng xã hội, lịch sự kiện và tin tức để “đo-đếm” thông tin đề cập đến thương hiệu của bạn hay từ khoá mà bạn nhập vào.

10. Website Grader websitegrader.com

Dịch vụ trực tuyến này đo lường hiệu quả tiếp thị của website.





Nó đưa ra điểm số dựa trên những thông tin như lưu lượng truy cập website, SEO, mức độ phổ biến của website trên các mạng xã hội và các thông số kỹ thuật khác. Nó còn đưa ra lời khuyên cơ bản để cải thiện việc quảng bá website.

Xin trích lời một chuyên gia: “...SEO không thể đem lại kết quả ngay lập tức. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang web lên thứ hạng cao trên các dịch vụ tìm kiếm.

Người làm SEO phải thực sự đam mê, kiên nhẫn và chịu khó học hỏi, khám phá những kỹ thuật và kiến thức mới để thành công.” Bạn có thể tìm hiểu thêm về SEO qua các bài viết đã đăng trên Thế Giới Vi Tính, ID: A0904_112, B0912_63 , B0909_60.

http://backlinkwatch.com

P. Nguyễn

So sánh Google Adwords và dịch vụ SEO



Với tốc độ vượt bậc của công nghệ, để website doanh nghiệp có thể xuất hiện nhanh trên công cụ tìm kiếm, buộc marketer phải áp dụng các hình thức quảng bá website

Khi nói tới marketing trực tuyến thì phương án quảng cáo trên Google là một trong những phương án đầu tiên các doanh nghiệp nghĩ tới nhằm hướng đúng các đối tượng khách hàng.

Chọn một trong hai phương án: Google Adwords hay dịch vụ SEO đã khiến không ít marketer băn khoăn về tính hiệu quả và ngân sách dành cho chương trình. Không phải công ty nào cũng có thể thực hiện đồng thời cả hai chiến lược, nhưng nếu buộc phải chọn một thì sẽ bạn sẽ tập trung vào phương án nào?

Quảng cáo Google Adwords

Quảng cáo Google Adwords Không có phương thức nào có thể đưa thông điệp quảng cáo tiếp cận khách hàng nhanh bằng Adwords và cũng khó tìm ra được những mô hình quản trị nào đơn giản và hiệu quả đến vậy. Quảng cáo Google Adwords có những ưu điểm to lớn mà không một phương án marketing nào khác có thể đem tới hiệu quả nhanh và cụ thể như nó.

Nếu một chiến dịch SEO bắt đầu được đầu tư cho đến khi bạn thu được kết quả thì khoảng thời gian 3-5 tháng không hề ngắn. “Thời gian là vàng” và nếu thực hiện chiến lược SEO bạn phải chấp nhận hi sinh thời gian của bạn.

Ngược lại, Adwords nhanh chóng đưa quảng cáo hiển thị chỉ sau 10 phút lên chương trình. Nếu một chiến dịch khuyến mãi chỉ thực hiện trong vòng 1 tuần hoặc 1 tháng thì Adwords luôn là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.

Ngân sách

Ngân sách Ngân sách nhỏ nhưng vẫn có hiệu quả, đó là ưu điểm không thể chối cãi của Adwords. Với 100 USD để thực hiện 1 chiến dịch SEO tổng thể là điều không thể nhưng ngược lại với Adwords, đó là con số đủ để thực hiện 1 chiến dịch quảng cáo Adwords với một vài từ khóa quan trọng.

Tối ưu hóa từ khóa, tập trung vào các cụm từ có liên quan trực tiếp tới nhu cầu của khách hàng là cơ sở để bảo đảm từng đồng đôla đặt cược vào Adwords mang lại hiệu quả tối đa. Awords có thể tiêu tốn của doanh nghiệp hàng nghìn đôla, nhưng nó cũng không từ chối mức phí 100 USD hàng tháng mà bạn trả vào tài khoản.

Dễ dàng kiểm soát

Dễ dàng kiểm soát Adwords với phương thức quản lý linh hoạt và đơn giản, dễ dàng giúp khách hàng có thể kiểm soát quy trình và chiến dịch quảng cáo hơn so với SEO. Một chiến dịch SEO đòi hỏi cần nhiều kỹ thuật và phương án tổ chức, xây dựng nội dung website trong khi đó quảng cáo Google Adwords không quan tâm tới yếu tố này. Những nguyên lý của quảng cáo tài trợ cũng khá đơn giản trên khía cạnh bạn chấp nhận trả một mức giá hợp lý cho quảng cáo của bạn.

Hợp đồng không quá phức tạp

Hợp đồng không quá phức tạp Nếu những ràng buộc về mặt hợp đồng với đối tác SEO gồm cả những điều khoản bảo mật thông tin và nguy cơ penalty thì Adwords không quá nặng nề về khoản này. Chỉ cần bạn nạp tiền vào tài khoản là quảng cáo của bạn nhanh chóng xuất hiện, ngược lại nếu không có tiền để chạy quảng cáo, bạn sẽ nhanh chóng biến mất cho đến khi tiếp tục có ngân sách quảng cáo. Có thể tối ưu quảng cáo Google Adwords để giảm chi phí.

Không chỉ có SEO mới là tối ưu hóa website mà khi tham gia Google Adwords bạn hoàn toàn có thể tự tối ưu quảng cáo, nâng cao tham số chất lượng (Quality Score). Vậy nếu bạn có khả năng, hãy kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức SEO và quảng cáo Adwords, bạn hoàn toàn có thể làm chủ các chiến dịch quảng cáo của mình.




Dịch vụ SEO và Google Adwords 

Dịch vụ SEO

Càng “tự nhiên” càng thu hút nhiều click

Càng “tự nhiên” càng thu hút nhiều click Google Adwords dù sao cũng là quảng cáo, trong khi đó kết quả tự nhiên là những kết quả không phải quảng cáo. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ khách hàng lựa chọn những kết quả “tự nhiên” cao hơn rất nhiều lần so với chọn Quảng cáo Google Adwords. Dưới đây là một số thống kê giúp bạn có thể định hình vai trò của SEO:
+ 86% người tìm kiếm chọn các kết quả tự nhiên hơn là kết quả quảng cáo.
+ 70% đối tượng tìm kiếm ngay lập tức nhìn vào kết quả tự nhiên (nghiên cứu về hoạt động của mắt khi tìm kiếm).
+ Theo một khảo sát khác: có 78% người được hỏi thấy thông tin từ quảng cáo Adwords hữu ích chỉ chiếm 40%.

Mức độ tin tưởng

Mức độ tin tưởng Kết quả tự nhiên luôn mang lại sự tin tưởng cao hơn quảng cáo, đây là yếu tố vô cùng quan trọng khi các nhà quảng cáo muốn hướng tới đối tượng khách hàng và tính hiệu quả. Cụ thể qua các thông tin khảo sát có khoảng 14% khách hàng tin tưởng vào Quảng cáo Adwords, nhưng có tới 29% cảm thấy khó chịu với hình thức quảng cáo tài trợ này. Đây là những con số buộc các nhà quảng cáo phải nghĩ tới các phương án đưa ra các thông điệp quảng cáo hấp dẫn hơn tới khách hàng.

Giá trị của khách hàng

Giá trị của khách hàng 10 kết quả đầu tiên của Google đem lại cho bạn khách hàng mà bạn không phải trả phí cho mỗi lần họ ghé thăm website bạn. Bên cạnh đó, các khách hàng này “có giá trị” hơn so với những khách hàng đến từ Pay per click, cụ thể có khoảng 17% khách hàng thao tác nhiều hơn (chuyển trang, đọc bài…) so với quảng cáo tài trợ và tỷ lệ Conversion từ SEO thường ở mức cao hơn so với Adwords.

Khách hàng dễ dàng phân biệt đâu là quảng cáo

Khách hàng dễ dàng phân biệt đâu là quảng cáo Quảng cáo và không quảng cáo tạo những ấn tượng khác nhau cho người dùng trước khi click vào đường link dẫn tới website. Không khó để có thể phân biệt được quảng cáo Google Adwords và có tới 54% người sử dụng dễ dàng nhận biết yếu tố này. Đây cũng là thông số rất quan trọng giúp các nhà hoạch định quảng cáo có phương án tối ưu trong việc chiếm các vị trí quảng cáo và sáng tạo thông điệp cho riêng mình.

Giá click sẽ bị đẩy lên cao

Với chính sách đấu giá từ khóa của Google Adwords, một từ khóa hot sẽ nhanh chóng bị đẩy lên một mức giá cao hơn khả năng của khách hàng và nếu muốn duy trì khả năng tiếp cận khách hàng thì không có cách nào khác là phải tăng giá. Ngược lại, SEO là mức phí duy trì hợp lý và ít biến đổi, đây là yếu tố quan trọng giúp khả năng quản lý ngân sách của Marketer được dễ dàng hơn.

Kết quả bền vững

Kết quả bền vững SEO đó là tối ưu hóa website, không chỉ là nội dung, cấu trúc, kỹ thuật liên kết mà còn cả việc thu hút truy cập. Một khi bạn đã đạt thành công ở một thứ hạng cao, khả năng thay đổi thứ hạng đó sẽ chậm hơn nhiều so với tốc độ biến mất của Adwords. Đó chính là cơ sở đầu tư lâu dài nếu thật sự SEO mang lại những nguồn lợi to lớn đối với từ khóa bạn đã chọn.

Yếu tố phù hợp

Yếu tố phù hợp 72,3% người dùng Google đánh giá cao kết quả tìm kiếm tự nhiên so với 27,3% chọn Quảng cáo Adwords, với Yahoo tỷ lệ này là 60,8% – 39,2% cũng đủ cho thấy vai trò quan trọng của SEO tác động như thế nào.

Chia cấp bậc cho SEO-er - sưu tầm

Bài viết này được dịch và biên soạn lại theo kinh nghiệm và hiểu biết của tôi về SEO từ bài Levels of Search Marketing Knowledge của Rand Fishkin (CEO & Co-Founder của seomoz.org, một website rất nổi tiếng trên thế giới về SEO). Thực chất Rand Fishkin lấy ý tưởng để viết bài này từ người khác viết về cấp bậc (level) của những người làm trong các lĩnh vực khác như HTML, Javascript, CSS… Có lẽ bài này sẽ phần nào đưa ra được những đánh giá về cấp bậc của người làm SEO.

Bài này được dịch thoát ý và biên soạn lại, bởi vì cộng đồng SEO ở Việt Nam so với thế giới có chút khác biệt. Vì vậy nếu chỉ xét trong phạm vi những người làm SEO ở Việt Nam thôi thì các khung tiêu chuẩn trên có thể sẽ không phù hợp lắm. Ngoài ra, đây là bài đã được Rand Fishkin viết từ năm 2006 nên có lẽ mọi thứ so với giờ cũng có nhiều cái khác. Tuy nhiên, nó cũng phần nào góp phần cho việc bạn định vị được bản thân để có những phấn đấu và định hướng tốt hơn để phát triển khả năng và kiến thức SEO của mình. Chính Rand Fishkin cũng đã ám chỉ rằng việc đưa ra 8 level ở trên chưa hẳn đã phù hợp ở đoạn cuối bài viết của mình và ông cũng nói đùa rằng có bài viết như thế này thì cũng góp vui cho cộng đồng.


Và dưới đây là các cấp bậc về làm SEO mà có lẽ từ nãy giờ bạn đang nóng lòng muốn biết nhất khi đang đọc bài này

Level 1: Bối rối (Confused)

Ở level này giống như bạn chưa biết được các thủ thuật SEO và các kiến thức SEO. Bạn chỉ mới biết về SEO từ việc nghe những người khác nói về nó một cách rất chung chung theo kiểu “SEO là thủ thuật để tối ưu hóa website nhằm đưa website lên bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing…”.

Ngoài ra, bạn cũng không biết được rằng mình cần phải làm gì để website của mình có thứ hạng cao trên Google. Những kiến thức cơ bản như thẻ meta hay thẻ title và các thẻ html sẽ gây cho bạn những thắc mắc nên ứng dụng nó như thế nào.

Khi đó bạn sẽ lên mạng tìm hiểu và gặp những lời quảng cáo như việc trả tiền để submit vào các bộ máy tìm kiếm và xem đó là lời khuyên tốt nhất. Trước đây khi tư vấn SEO cho khách hàng cũng gặp nhiều khách hàng hiểu SEO như thế này, đối với họ SEO chỉ đơn giản là việc submit vào các bộ máy tìm kiếm và gõ tên miền của mình thì thấy mình nằm top Google là đủ.

Level 2: Tìm hiểu về SEO (Learning)

Ở level này bạn vẫn chưa biết nhiều về SEO và bạn đi tham dự các hội nghị về SEO hay các cuộc offline của các nhóm SEO. Ở Việt Nam mình so với nước ngoài hơi khác chút, theo lời dịch của tôi từ nguyên văn của Rand Fishkin đây là những người lần đầu tiên tham dự SES (Search Engine Strategy conference). Đây là những hội nghị chuyên đề về việc marketing qua các cỗ máy tìm kiếm và SEO. Thông thường những đối tượng ở level này sẽ hay dùng Google Adwords hay mua quảng cáo của Yahoo nhưng cũng không mấy quan tâm lắm.

Level 3: Bắt đầu học SEO (Novice)

Ở level này bạn bắt đầu đọc các tài liệu về SEO cơ bản, tuy nhiên nếu bạn quan tâm và nghiêm túc hơn thì các tài liệu này cũng đủ giúp bạn đạt level 4 kế tiếp. Người ở level này sẽ biết được những yếu tố cơ bản như clean URL (những URL được rewrite gọn gàng, clean URL chưa hẳn là Friendly URL), liên kết nội bộ, thẻ tiêu đề là những yếu tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng trên các cỗ máy tìm kiếm.

Ngoài ra, người ở level này hiểu được cơ bản yếu tố liên kết (links) ảnh hưởng đến thứ hạng. Cũng vì vậy mà những bạn ở level này hay bị mắc kẹt với việc dùng Google PageRank Toolbar làm một đơn vị đo lường chính. Cái này tôi thấy khá nhiều người làm SEO ở Việt Nam hiện nay cũng đang mắc phải. Xem ra người ở level này có lẽ khá nhiều.

Level 4: Người mới làm SEO (SEO newbie)

Có thể gọi level này là Người mới làm SEO, lúc này có thể nói bạn đã bắt đầu gia nhập vào làng SEO. Ở level này bạn là người đã bắt đầu có những kiến thức sâu hơn và thu thập được kinh nghiệm về làm SEO. Bạn bắt đầu biết được tầm quan trọng của meta description như thế nào, biết cách tối ưu hóa một website thân thiện với với các bộ máy tìm kiếm. Bạn có thể biết được rằng những liên kết nào tốt hay xấu trong SEO, những yếu tố cơ bản về xếp hạng các website ở các từ khóa có cạnh tranh thấp, và bạn đã bắt đầu có thể đạt được thành tựu trong việc làm SEO với những từ khóa dễ, ít cạnh tranh…

Level 5: Người làm SEO chuyên nghiệp (SEO Professional)

Ở level này bạn bắt đầu có đủ kiến thức để có thể hỗ trợ và phân tích giúp người khác ở nhiều khía cạnh. Có kỹ năng phân tích từ khóa tốt hơn và bấy giờ việc này đối với bạn như là một công việc khá đơn giản, bạn có một nền tảng tốt đủ để cạnh tranh ở các từ khóa có thể được xem là khó. Theo lời dịch của tôi từ nguyên văn của Rand Fishkin thì 301 redirect lúc này sẽ là người bạn mới tốt nhất của bạn. Người ở level này đủ khả năng để sửa chữa được các lỗi gặp phải trong SEO. Nhìn chung ở level này bạn đã có thể được xem là những đối thủ đáng gờm của các level cao hơn, bởi vì việc đạt được thành tích cụ thể nào đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Level 6: Chuyên gia SEO (Master SEO)

Người ở level này có kiến thức về SEO rộng và dày dặn kinh nghiệm, bạn đọc trung bình từ 10 đến 20 bài viết về SEO mỗi ngày. SEO lúc này giống như cuộc sống của bạn, bạn nhận biết được những thay đổi của các bộ máy tìm kiếm về thuật toán ảnh hưởng như thế nào hay những hình thức SPAM nào vẫn còn hiệu quả đối với bộ máy tìm kiếm. Bạn dễ dàng khắc phục được các hình phạt của các bộ máy tìm kiếm và các vấn đề khó khăn khác. Đối với các lĩnh vực hay làm SEO với các từ khóa ít cạnh tranh bạn sẽ thống trị được khá dễ dàng.

Level 7: Dark Lord of Search

Cái chữ Dark Lord of Search này tạm dịch cho phù hợp với Việt Nam, theo cách nôm na gọi là “những ông trùm về SEO” cho dễ hiểu. Người ở level này được Rand Fishkin xếp vào khá ít, tóm lại là những người có tiếng tăm hay là những người lão làng trong cộng đồng SEO. Người ở level này thường hay có blog cá nhân riêng của mình và thường là những chuyên gia hay diễn thuyết trong các hội nghị về SEO. Những người này biết được chính xác việc đặt link ở đâu là tốt nhất hay tạo ra những trang web đủ sức tạo nên một nguồn dư luận, và có đủ mối quan hệ để thực hiện hầu như bất kỳ chiến dịch nào (tất nhiên là trong trường hợp giả định họ có đủ động lực và tiềm lực tài chính để thực hiện).

Level 8: Johns, Naylor, Boser & Ballie

Đây là 4 người duy nhất mà Rand Fishkin xếp vào level 8, tạm xem là đẳng cấp ngoại hạng (ít nhất là tính đến thời điểm mà Rand Fishkin viết bài này vào 08/2006).

Theo Rand Fishkin thì những người này không chỉ có kiến thức sâu rộng về các bộ máy tìm kiếm mà đối với họ việc lập trình, marketing hay làm kinh doanh là nắm vững trong lòng bàn tay. Bạn chỉ cần đưa ra cho họ một vấn đề nào đó họ sẽ cung cấp cho bạn ngay hàng chục giải pháp và những vấn đề bạn đang mắc phải mà chưa hề nghĩ đến. Họ có thể optimize vài website trong lĩnh vực nào đó với thứ hạng cao. Nhìn chung họ được Rand Fishkin xem là những người good nhất trong lĩnh vực này.

Vậy đó, bạn hãy tự xem xem mình đang ở level nào ?

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Viết bài theo chuẩn seo

Title: Thẻ tiêu đề
Meta Description: Thẻ mô tả
Heading: Thẻ các tiêu đề nhỏ
Image: Ảnh
URL: Đường dẫn
Internal Links: liên kết nội bộ trong trang web
Tags: Tags bài viết
Title: Đây luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình làm SEO.

Tiêu đề phải luôn gắn với từ khóa và nội dung bài viết.
Tiêu đề đủ ý và không quá dài khoảng 60 – 67 ký tự.
Meta Description: Đây là đoạn mô tả nội dung bài viết.

Thẻ này thì luôn luôn dùng dưới 160 ký tự.
Heading: Là các thẻ H1, H2,.. đến H6.

Chúng ta sẽ dùng các thẻ này để nhấn mạnh các cụm từ chứa tiêu đề hoặc là quan trọng trong nội dung.
Thực ra thì H1 là quan trọng nhất, nó giúp cho BOT hiểu được ta đang nhấn mạnh tiêu đề là gì. Và cũng gây sự chú ý cho người đọc.
Trong nội dung bài viết thì thường có 1 H1, và nhiều H2, H3.


Image: nên lưu ý rằng các bài viết ít nhất phải có 1 ảnh để tăng độ sinh động cho nội dung bài viết, và cũng tận dụng được yếu tố alt ảnh trong SEO.

Các yếu tố cần phải làm cho 1 ảnh là:

Tên ảnh là phải có chứa từ khóa, tiêu đề bài viết
Alt Image: Cái này có ý nghĩa với bộ máy tìm kiếm, chứa từ khóa, tiêu đề bài viết
Title Image: Cái này lại có ý nghĩa với người dùng, chứa từ khóa, tiêu đề bài viết.
Độ dài của Alt Image hay Title Image cũng không quá dài, giống như Title tags nên dưới 67 kí tự


URLs: URL phải thân thiện với người dùng, không quá dài (Dưới 90 kí tự).
Link luôn luôn là phải tĩnh hạn chế dùng link động.

Internal Links: Các liên kết nội bộ trong trang.
Nó giúp ta liên kết các bài viết lại cùng chủ đề với nhau. Vừa giúp người đọc tìm hiểu các bài viết dễ dàng, cũng điều hướng BOT sẽ ở trang ta lâu hơn.

Tags: Thẻ này rất là quan trọng, giúp mở rộng những danh mục mà ta không có.
Sau khi bài viết được đăng, bạn nên share nó ở các mạng xã hội phổ biến như: Facebook, G+, Twitter,Linked, Dig..

50 SEO TIPS cải thiện thứ hạng website bạn

1. Sử dụng .htaccess để chuyển tên miền từ non-www thành dạng www (sử dụng redirect 301)
2. Gia hạn tên miền của bạn thêm vài năm (khuyến khích trên 5 năm)
3. Đảm bảo răng khi khách click vào logo của site bạn thì họ dc đưa trở lại trang chủ
4. Nếu font chữ của website bạn quá nhỏ, hãy cho nó về mức tiêu chuẩn (như thế này nè ), SE có thể bỏ qua site bạn nếu font chữ quá nhỏ
5. Loại bỏ các plugin ko cần thiết
6. Luôn chèn thông tin liên hệ, hoặc trang liên lạc của bạn ở cuối trang web
7. Nên cố gắng sắp xếp site của mình theo một mẫu CSS stylesheet
8. Sửa hoặc loại bỏ các link sai, hoặc “chết” thường xuyên nếu bạn không sử dụng “nofollow”
9. Sử dụng alt tag cho tất cả bức ảnh, đặc biệt là ở trang chủ
10. Loại bỏ các iframe trong site bạn, phần lớn các SE ko index các iframe, nó có thể làm cho cả page chứa iframe bị ảnh hưởng
11. Nên tạo một file robots.txt cho website của bạn
12. Nên sử dụng một navigation cơ bản cho site bạn
13. Sử dụng cùng một mầu cho các link
14. Kiểm tra lỗi chính tả trong nội dung website
15. Định dạng website của bạn theo một khuôn mẫu xác định
16. Nên sử dụng ít nhất 1 bức ảnh cho mỗi trang có kèm alt tag, đừng nghĩ là loại bỏ hết tranh ảnh có thể cải thiện rank cho site bạn
17. Tạo một about page cho site bạn
18. Cung cấp các thông tin cá nhân của bạn rõ ràng trong about page đó
19. Nên chèn 1 số bức ảnh vào about page (như logo, map…)
20. Nên loại bỏ các popup trong site bạn
21. Chèn link đến các bookmark, các mạng xã hội sau mỗi bài viết và about page
22. Nên chèn một công cụ tìm kiếm cho site bạn
23. Tạo một trang điều khoản cá nhân cho site bạn
24. Đặt link tới điều khoản cá nhân ở dưới mỗi trang
25. Khi rewrite url nên sử dụng dấu “-” thay cho dấu “_”
26. Nên chèn google maps vào trang liên lạc (about page)
27. Nên chèn link từ trang này đến trang khác cho site
28. Sử dụng thẻ META description riêng biệt cho mỗi trang
29. Kiểm tra mã nguồn và sửa các lỗi
30. Không nên có 1 trang trao đổi link
31. Chèn một hộp tìm kiếm của site ở 404 error page
32. Nên tạo một sitemap cho site
33. Chèn link đến site map ở cuối mỗi trang
34. Nên chèn dòng copyright abc… ở cuối mỗi trang
35. Gạch chân các link ở website, cái này thì tớ thấy để lại hơi làm xấu mĩ quan nên thường xóa đi
36. Tắt tất cả các file nhạc, phim tự động chạy (automatically plays)
37. Nên thay thế các Flash animated = gif animated
38. Đặt logo của site bạn ở đầu mỗi trang
39. Bạn nên sử mua thêm các domain .net .org .biz… và redirect nó về site của bạn
40. Nên tạo một trang support, help hoặc FAQ
41. Khi bạn trả lời một yêu cầu, trợ giúp gì đó nên trả lời ở trang support hoặc help đó, không nên sử dụng email, đưa họ đến trang FAQ nếu câu hỏi đó đã được trả lời, nên cập nhập FAQ của bạn thường xuyên
42. Nên cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc của bạn ở trang liên lạc
43. Nên chèn mã để thống kê (analytics code) cho website của bạn ở tất cả các trang, bạn có thể sử dụng histat.com, statcounter.com, hay google analytics tùy theo định hướng phát triển của bạn
44. Xóa bỏ tất cả các mã tự động điều chỉnh kích thước trình duyệt của khách
45. Nên tạo một favicon riêng cho site bạn
46. Chỉ nên sử dụng email dạng @tenmiencuaban.com
47. Đặt thuộc tính label=”” cho tất cả các form của site bạn
48. Đặt một thông báo xác nhận khi đăng nhập hoặc khi post bài, comment
49. Cập nhập website bạn thường xuyên
50. Sử dụng W3C Compliant để kiểm tra và sửa chữa các lỗi có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của SE bots

10 FIREFOX PLUGINS HỖ TRỢ TỐT NHẤT CHO VIỆC LÀM SEO



1. SEO for Firefox

SEO for Firefox là plugin SEO mạnh nhất dành cho Firefox. Nó sẽ đưa ra những dữ liệu quan trọng và tích hợp nó vào kết quả tìm kiếm của bạn. VD: dữ liệu về PR, số lượng delicious, Technorati links, Alexa rank, thông tin WhoIs…v.v. Bạn có thể tắt hoặc bật nó bằng biểu tượng dưới status bar của Firefox.







2. SEO Link Analysis

SEO Link Analysis đưa ra những thông tin về link có trong Google Webmaster Tools & Yahoo! Site Explorer và hiển thị PageRank của trang web, anchor text và chỗ nào thì link được followed, nofollowed và chỗ nào thì nó không còn tồn tại.







3. Rank Checker

Rank Checker là một cộng cụ khác từ SeoBook. Nó giúp bạn theo dõi và ghi lại thứ hạng của trang web trong các kết quả tìm kiếm từ Google, Yahoo và Bing. Kết quả được lưu lại trong PC do đó bạn không cần lo lắng về vấn đề bảo mật.





4. LinkDiagnosis Firefox Extension

Plugin cho phép người dùng thấy Google PR và anchor text của tất cả backlink, hiển thị anchor text thông dụng nhất cùng với biểu đồ PR và link types.





5. Smart PageRank

Smart PageRank là một Firefox extension nhỏ gọn, đơn giản và mạnh mẽ giúp bạn nắm được thông tin về Alexa Rank, Google PR, giá trị, WhoIs và backlinks’ PR của trang web bạn đang xem.








6. RankQuest SEO Toolbar

The Rankquest SEO Toolbar giúp bạn truy cập nhanh tới hơn 30 công cụ SEO. Ví dụ: Validation tools, Content tools, Meta tools, Popularity tools, Search Engine tools và SEM tools.





7. HTML Validator

Tại sao plugin này lại liên quan tới việc SEO? Đơn giản vì Misao đã nói ở nhiều bài viết trước, một trang web không vaild HTML sẽ gây ảnh hưởng tới thứ hạng trên các SE. Plugin này sẽ giúp bạn kiểm tra xem website/blog của bạn có valid html hay không từ đó tìm cách khắc phục những lỗi có trong website/blog của bạn.





8. Google Global Firefox Extension

Google Global Firefox Extension giúp bạn xem các kết quả tìm kiếm của Google từ mọi nơi trên trái đất. Vd: kết quả Google từ Mỹ, Nhật, Anh và Việt Nam. Bạn có thể sử dụng tool này từ menu hoặc toolbar.






9. Foxy SEO Tool

Foxy SEO Tool là một addon miễn phí, nguồn mở dành cho webmaster và blogger chuyên nghiệp làm SEO có được những thông tin về web traffic, đánh giá về website…v.v





10. KGen

KGen cho phép bạn thấy những từ khóa quan trọng nhất của một trang web. Nó rất hữu ích trong việc nghiên cứu chiến thuật SEO của những đối thủ cạnh tranh với bạn.








Hy vọng rằng những plugin này sẻ giúp ích nhiều cho các bạn trong việc quảng bá website của mình.

Sưu tầm.